Thành lập cơ sở trợ giúp xã hội công lập thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện
Thông tin | Nội dung |
---|---|
Cơ quan thực hiện | Ủy ban nhân dân cấp huyện |
Địa chỉ cơ quan giải quyết | |
Lĩnh vực | Bảo trợ xã hội |
Cách thức thực hiện | Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi thành lập cơ sở. |
Số lượng hồ sơ | 01 bộ |
Thời hạn giải quyết | 35 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. |
Ðối tượng thực hiện | Tổ chức hoặc cá nhân |
Kết quả thực hiện |
|
Phí | Không |
Lệ phí | Không |
Căn cứ pháp lý | Nghị định số 103/2017/NĐ-CP ngày 12/9/2017 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội. |
Bước 1: Cơ quan, tổ chức đề nghị thành lập cơ sở trợ giúp xã hội công lập thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi hồ sơ theo quy định đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ và chuyển đến Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét có văn bản gửi Phòng Nội vụ đề nghị thẩm định.
Bước 3: Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Nội vụ có văn bản thẩm định và gửi lại Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội để trình Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Bước 4: Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định thành lập. Trường hợp không đồng ý việc thành lập thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
+ Đề án thành lập cơ sở theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 103/2017/ND-CP.
+ Tờ trình đề nghị thành lập cơ sở theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 103/2017/NĐ-CP;
+ Dự thảo quyết dịnh thành lập cơ sở;
+ Dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở theo Mẫu số 03a tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 103/2017/NĐ-CP và các tài liệu khác có liên quan (giấy tờ đất đai, kinh phí, nguồn nhân lực).
+ Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan về việc thành lập đơn vị sự nghiệp công lập.
+ Báo cáo giải trình việc tiếp thu ý kiến của các cơ quan có liên quan.
+ Xác định cụ thể mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ.
+ Phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (nếu có).
+ Có trụ sở làm việc hoặc đề án quy hoạch cấp đất xây dựng trụ sở đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (trường hợp xây dựng trụ sở mới); trang thiết bị cần thiết ban đầu; nguồn nhân sự và kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật.