Sáp nhập, chia, tách trường trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học cơ sở
Thông tin | Nội dung |
---|---|
Cơ quan thực hiện | Ủy ban nhân dân cấp Huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo |
Địa chỉ cơ quan giải quyết | Ủy ban nhân dân cấp huyện |
Lĩnh vực | Giáo dục Trung học |
Cách thức thực hiện |
|
Số lượng hồ sơ | 01 bộ |
Thời hạn giải quyết |
|
Ðối tượng thực hiện | Tổ chức hoặc cá nhân |
Kết quả thực hiện |
|
Phí |
|
Lệ phí |
|
Căn cứ pháp lý |
|
-
Bước 1: Ủy ban nhân dân cấp xã (nếu sáp nhập, chia, tách trường trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học cơ sở công lập); tổ chức, cá nhân (nếu sáp nhập, chia, tách trường trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học cơ sở tư thục) gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều 30 Nghị định số 125/2024/NĐ-CP qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Bộ phận một cửa của Ủy ban nhân dân cấp huyện. Bước 2: Bộ phận một cửa của Ủy ban nhân dân cấp huyện tiếp nhận hồ sơ. Thời gian từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần, buổi sáng từ 7 giờ đến 11 giờ, buổi chiều từ 13 giờ đến 17 giờ (trừ các ngày lễ, tết). Chuyên viên kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ: + Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn chỉnh hồ sơ. + Nếu hồ sơ hợp lệ: Ra giấy nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả. Bước 3: Chuyển Phòng chuyên môn thẩm định hồ sơ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ thì Ủy ban nhân dân cấp huyện thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho cơ quan, tổ chức, cá nhân; nếu hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định các điều kiện sáp nhập, chia, tách trường. Bước 4:Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các đơn vị chuyên môn thẩm định hồ sơ và thẩm định thực tế các điều kiện sáp nhập, chia, tách trường; lập báo cáo thẩm định để đánh giá tình hình đáp ứng các quy định tại khoản 1 Điều 30 Nghị định số 125/2024/NĐ-CP; trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định. Bước 5:Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định của Phòng Giáo dục và Đào tạo, nếu đủ điều kiện thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc sáp nhập, chia, tách trường; nếu chưa đủ điều kiện thì thông báo bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị sáp nhập, chia, tách trường và nêu rõ lý do. Bước 6: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định sáp nhập, chia, tách trường trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học cơ sở, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép trường trung học cơ sở được thành lập sau khi sáp nhập, chia, tách hoạt động giáo dục. Bước 7: Đến hẹn tổ chức, cá nhân đến Bộ phận một cửa của Ủy ban nhân dân cấp huyện nhận kết quả trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tuyến (nếu có yêu cầu).
Tên giấy tờ | Mẫu đơn, tờ khai | Số lượng |
---|---|---|
Tờ trình đề nghị sáp nhập, chia, tách trường trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học cơ sở (theo Mẫu số 04 Phụ lục I kèm theo Nghị định số 125/2024/NĐ-CP) | Mẫu số 04_Phu luc I.docx |
Bản chính: 1 Bản sao: 0 |
Ý kiến đồng thuận của nhà đầu tư đại diện ít nhất 75% tổng số vốn góp đối với việc sáp nhập, chia, tách trường trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học cơ sở tư thục |
Bản chính: 0 Bản sao: 1 |
|
Đề án sáp nhập, chia, tách trường trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học cơ sở (theo Mẫu số 05 Phụ lục I kèm theo Nghị định số 125/2024/NĐ-CP) | Mẫu số 05_Phu luc I.docx |
Bản chính: 1 Bản sao: 0 |
Nhà trường sáp nhập, chia, tách phải bảo đảm các yêu cầu tại quy định tại khoản 1 Điều 51 Luật Giáo dục: a) Phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục theo quy định của Luật Quy hoạch. b) Đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. c) Bảo đảm quyền, lợi ích của nhà giáo và người học. d) Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.