Thông tin | Nội dung |
---|---|
Cơ quan thực hiện | Sở Tài chính - tỉnh Bến Tre |
Địa chỉ cơ quan giải quyết | Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Bến Tre, địa chỉ: 126A, đường Nguyễn Thị Định, tổ 10, khu phố 2, phường Phú Tân, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre |
Lĩnh vực | Thành lập và sắp xếp lại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100 phần trăm vốn điều lệ |
Cách thức thực hiện |
|
Số lượng hồ sơ | 03 bộ hồ sơ. |
Thời hạn giải quyết |
|
Ðối tượng thực hiện | Tổ chức |
Kết quả thực hiện |
|
Phí |
|
Lệ phí |
|
Căn cứ pháp lý |
|
Bước 1: Nộp hồ sơ TTHC Các sở, ngành được giao trách nhiệm tham mưu UBND tỉnh lập hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp theo quy định gửi trực tiếp, trực tuyến hoặc qua đường Bưu điện đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh (số 126A, Nguyễn Thị Định, Khu phố 2, phường Phú Tân, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre), trong giờ làm việc, sáng từ 7 giờ đến 11 giờ, chiều từ 13 giờ đến 17 giờ, từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần.
Bước 2. Nhận hồ sơ TTHC - Công chức Trung tâm Phục vụ hành chính công tiếp nhận kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì trả lại ngay và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ. Nếu hồ sơ đầy đủ thì viết phiếu nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả theo thời gian quy định. - Chuyển hồ sơ về Sở Tài chính giải quyết theo thẩm quyền.
Bước 3. Giải quyết hồ sơ TTHC - Sở Tài chính (cơ quan được giao chủ trì tham mưu giúp UBND tỉnh) thực hiện hoàn chỉnh và lập hồ sơ gốc đề nghị thành lập doanh nghiệp gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để thẩm định. - Sau khi nhận đủ hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì lấy ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ quản lý ngành. - Khi nhận được hồ sơ, các cơ quan liên quan gửi văn bản tham gia ý kiến đối với các nội dung thuộc phạm vi quản lý đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp và lập báo cáo thẩm định. - Trên cơ sở ý kiến góp ý của các cơ quan liên quan, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập báo cáo thẩm định và gửi Sở Tài chính (cơ quan được giao chủ trì tham mưu giúp UBND tỉnh). - Sở Tài chính (cơ quan được giao chủ trì tham mưu giúp UBND tỉnh) tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hoàn thiện hồ sơ trình UBND tỉnh để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt chủ trương thành lập doanh nghiệp. - Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định thành lập doanh nghiệp sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương, chuyển kết quả cho Sở Tài chính và Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh.
Bước 4. Trả kết quả Đến hẹn, tổ chức hoặc cá nhân mang phiếu hẹn đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh để nhận kết quả hoặc nhận kết quả qua đường bưu điện.
Tên giấy tờ | Mẫu đơn, tờ khai | Số lượng |
---|---|---|
- Tờ trình đề nghị thành lập doanh nghiệp. | Bản chính: 3 Bản sao: 0 | |
- Đề án thành lập doanh nghiệp phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau: a) Căn cứ pháp lý, mục tiêu, sự cần thiết thành lập doanh nghiệp; b) Tên gọi, mô hình tổ chức quản lý doanh nghiệp và thời gian hoạt động; c) Địa điểm trụ sở chính của doanh nghiệp, địa điểm xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh và diện tích đất sử dụng; chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có); d) Nhiệm vụ do Nhà nước giao; ngành, nghề kinh doanh; danh mục sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp cung ứng; đ) Đánh giá sự phù hợp của việc thành lập doanh nghiệp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành quốc gia; e) Tình hình thị trường, nhu cầu và triển vọng thị trường về từng loại sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp cung ứng; công nghệ dự kiến áp dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh; kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển 05 năm sau khi thành lập; g) Mức vốn điều lệ; dự kiến tổng vốn đầu tư (trường hợp thành lập doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ gắn với thực hiện dự án đầu tư); nguồn và hình thức huy động số vốn còn lại ngoài nguồn vốn đầu tư ban đầu của Nhà nước; phương án hoàn trả vốn huy động; nhu cầu và biện pháp tạo vốn lưu động đối với doanh nghiệp; h) Dự kiến hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội; i) Dự kiến khả năng cung ứng nguồn lao động, nguyên liệu, vật liệu, năng lượng, công nghệ và các điều kiện cần thiết khác để hoạt động sau khi thành lập. | Bản chính: 3 Bản sao: 0 |
File mẫu:
- Có ngành, lĩnh vực hoạt động thuộc phạm vi đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp. - Đảm bảo đủ vốn điều lệ theo quy định: + Doanh nghiệp khi thành lập phải có mức vốn điều lệ không thấp hơn 100 tỷ đồng. + Trường hợp kinh doanh những ngành, nghề quy định phải có vốn pháp định thì ngoài điều kiện nêu trên, vốn điều lệ của doanh nghiệp khi thành lập không thấp hơn mức vốn pháp định quy định đối với ngành, nghề kinh doanh đó. + Đối với doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu, bảo đảm an sinh xã hội hoặc hoạt động trong một số ngành, lĩnh vực, địa bàn cần Nhà nước đầu tư vốn để thành lập doanh nghiệp thì vốn điều lệ có thể thấp hơn mức quy định nêu trên (100 tỷ đồng) nhưng không thấp hơn mức vốn pháp định quy định đối với ngành, nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định - Có Hồ sơ hợp lệ theo quy định. - Việc thành lập doanh nghiệp phải phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành quốc gia.