Toàn trình  Cấp bổ sung xe tập lái, cấp lại Giấy phép xe tập lái

Ký hiệu thủ tục: 1.001751.000.00.00.H07
Lượt xem: 73
Thông tin Nội dung
Cơ quan thực hiện

- Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Sở Giao thông vận tải.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giao thông vận tải.

 

Địa chỉ cơ quan giải quyết

Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Bến Tre, địa chỉ: Tầng trệt Tòa nhà 6 sở, số 126A, đường Nguyễn Thị Định, phường Phú Tân, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre

Lĩnh vực Đường bộ
Cách thức thực hiện
  • Nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Bến Tre (số 126A, Nguyễn Thị Định, phường Phú Tân, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre) hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tuyến trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh tại địa chỉ: https://dichvucong.bentre.gov.vn hoặc Cổng dịch vụ công Quốc gia tại địa chỉ https://dichvucong.gov.vn/.
Số lượng hồ sơ 01 bộ
Thời hạn giải quyết

Trường hợp nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc Sở Giao thông vận tải tổ chức kiểm tra thực tế, lập biên bản và cấp giấy phép xe tập lái cho cơ sở đào tạo

Ðối tượng thực hiện Tổ chức
Kết quả thực hiện


  • Giấy phép xe tập lái


Phí

Không

Lệ phí

Không

Căn cứ pháp lý
  • Nghị định số 160/2024/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2024 của Chính phủ quy định về hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe

  • Bước 1. Nộp hồ sơ TTHC:

      Cơ sở đào tạo lái xe ô tô lập hồ sơ gửi đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh (địa chỉ: Số 126A, Nguyễn Thị Định, phường Phú Tân, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre) hoặc qua đường bưu điện. Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần vào giờ hành chính (sáng 07 giờ đến 11 giờ, chiều 13 giờ đến 17 giờ) (trừ ngày lễ, tết) hoặc nộp trực tuyến.

    Bước 2. Nhận hồ sơ TTHC:

    - Công chức làm việc tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ:

    + Nếu hồ sơ đầy đủ thì cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả theo thời gian quy định. Nếu cá nhân có yêu cầu cơ quan giải quyết TTHC trả kết quả qua hệ thống bưu chính công ích thì đăng ký tại bước này (tổ chức, cá nhân thanh toán cước phí bưu điện theo quy định);

    + Nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì trả lại ngay và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại hồ sơ.

    - Chuyển hồ sơ về Phòng Quản lý vận tải, phương tiện và người lái thuộc Sở Giao thông vận tải giải quyết theo thẩm quyền.

    Bước 3. Giải quyết hồ sơ TTHC: Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, Sở Giao thông vận tải tổ chức kiểm tra thực tế, lập biên bản và cấp Giấy phép xe tập lái cho cơ sở đào tạo. Trường hợp không cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

              Bước 4. Trả kết quả: Đến hẹn, cá nhân mang phiếu hẹn đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Bến Tre (trong giờ hành chính) để nhận kết quả hoặc nhận kết quả trực tuyến hoặc nhận kết quả qua đường Bưu điện (nếu có nhu cầu). Trường hợp cấp giấy phép xe tập lái điện tử Sở Giao thông vận đăng tải trên Trang thông tin điện tử để cơ sở đào tạo in hoặc lưu trữ trên thiết bị điện tử

- Danh sách xe đề nghị cấp Giấy phép xe tập lái theo mẫu(*)

- Chứng nhận đăng ký xe ô tô hoặc bản sao chứng nhận đăng ký xe ô tô có chứng thực kèm bản gốc giấy tờ xác nhận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài còn hiệu lực trong trường hợp xe đang được thế chấp tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (bản chính xuất trình tại thời điểm kiểm tra để đối chiếu) hoặc đính kèm bản sao trong trường hợp nộp trực tuyến(*).

 

File mẫu:

  • Danh sách xe đề nghị cấp Giấy phép xe tập lái theo mẫu quy định Tải về In ấn

- Cơ sở đào tạo phải có xe tập lái của các hạng được phép đào tạo, thuộc quyền sử dụng hợp pháp của cơ sở đào tạo lái xe; được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xe tập lái; trường hợp cơ sở đào tạo có dịch vụ sát hạch lái xe, căn cứ thời gian sử dụng xe sát hạch vào mục đích sát hạch, được phép sử dụng xe sát hạch để vừa thực hiện sát hạch lái xe, vừa đào tạo lái xe nhưng phải đảm bảo số lượng xe sát hạch dùng để tính lưu lượng đào tạo không quá 50% số xe sát hạch sử dụng để dạy thực hành lái xe;
- Xe tập lái các hạng phải sử dụng các loại xe tương ứng với hạng giấy phép lái xe quy định tại khoản 1 Điều 57 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Trong đó: xe tập lái hạng B gồm xe sử dụng loại chuyển số tự động (bao gồm cả loại chuyển số của ô tô điện) hoặc chuyển số cơ khí (số sàn); xe tập lái hạng C1, C, D1, D2, D, BE, C1E, CE, D1E, D2E và DE sử dụng loại chuyển số cơ khí (số sàn);
- Ô tô tải sử dụng để làm xe tập lái hạng B phải có khối lượng toàn bộ theo thiết kế từ 2.500 kg đến 3.500 kg với số lượng không quá 30% tổng số xe tập lái cùng hạng của cơ sở đào tạo;
- Xe tập lái được gắn 02 biển “TẬP LÁI” trước và sau xe theo mẫu quy định; có hệ thống phanh phụ được lắp đặt bảo đảm hiệu quả phanh, được bố trí bên ghế ngồi của giáo viên dạy thực hành lái xe; xe tập lái trên đường giao thông có thiết bị giám sát thời gian và quãng đường học thực hành lái xe của học viên; xe tập lái loại ô tô tải thùng có mui che mưa, che nắng, ghế ngồi cho học viên; có giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ còn hiệu lực;
- Xe mô tô ba bánh để làm xe tập lái cho người khuyết tật là xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe;
- Xe ô tô hạng B số tự động được dùng làm xe tập lái cho người khuyết tật bàn chân phải hoặc bàn tay phải hoặc bàn tay trái; xe ô tô hạng B số tự động dùng làm xe tập lái cho người khuyết tật ngoài việc đáp ứng các quy định tại điểm a, điểm d khoản này còn phải có kết cấu phù hợp để các tay và chân còn lại của người khuyết tật vừa giữ được vô lăng lái, vừa dễ dàng điều khiển cần gạt tín hiệu báo rẽ, đèn chiếu sáng, cần gạt mưa, cần số, cần phanh tay, bàn đạp phanh chân, bàn đạp ga trong mọi tình huống khi lái xe theo đúng chức năng thiết kế của nhà sản xuất ô tô hoặc được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận cải tạo xe cơ giới xác nhận hệ thống điều khiển của xe phù hợp để người khuyết tật lái xe an toàn