Thông tin | Nội dung |
---|---|
Cơ quan thực hiện | Chi cục Thủy sản |
Địa chỉ cơ quan giải quyết | Số 26, Đường 3/2, Phường An Hội, Thành phố Bến Tre, Tỉnh Bến Tre |
Lĩnh vực | Thủy sản |
Cách thức thực hiện |
|
Số lượng hồ sơ | 01 bộ |
Thời hạn giải quyết | - Trường hợp cấp mới: 13 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. - Trường hợp cấp lại: 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ |
Ðối tượng thực hiện | Tổ chức hoặc cá nhân |
Kết quả thực hiện |
|
Phí | Không |
Lệ phí | Không |
Căn cứ pháp lý |
|
Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Bến Tre (số 126A, đường Nguyễn Thị Định Tổ 10, Khu phố 2, phường Phú Tân, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre) trong giờ làm việc, sáng từ 07 giờ đến 11 giờ, chiều từ 13 giờ đến 17 giờ từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần (trừ ngày lễ, tết) hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến.
Bước 2: Công chức Một cửa Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm việc tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh kiểm tra thành phần hồ sơ:
+ Trường hợp nộp trực tiếp: Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định, tiếp nhận và chuyển Chi cục Thủy sản giải quyết; đối với hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ thực hiện hướng dẫn Tổ chức, cá nhân hoàn chỉnh, bổ sung hồ sơ.
+ Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định, tiếp nhận và chuyển Chi cục Thủy sản giải quyết; đối với hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc Chi cục Thủy sản có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân biết bổ sung.
* Trường hợp cấp mới Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện:
Bước 3: Tiến hành kiểm tra điều kiện của cơ sở: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Chi cục Thủy sản tiến hành kiểm tra điều kiện của cơ sở theo Mẫu số 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 37/2024/NĐ-CP. Nội dung kiểm tra gồm:
- Kiểm tra hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận;
- Kiểm tra thực tế tại địa điểm sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản theo quy định tại Điều 23, khoản 1 Điều 24 Luật Thủy sản và Điều 20 Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;
- Kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ trong sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản theo khoản 2 Điều 26 Luật Thủy sản.
(Trường hợp thiên tai, dịch bệnh không thể tổ chức kiểm tra, đánh giá thực tế tại cơ sở để cấp giấy phép, giấy chứng nhận:
- Chi cục Thủy sản áp dụng hình thức đánh giá trực tuyến khi cơ sở đáp ứng yêu cầu về nguồn lực, phương tiện kỹ thuật thực hiện; cơ sở cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan bằng bản giấy hoặc bản điện tử cho cơ quan kiểm tra hoặc tạm hoãn hoặc gia hạn có thời hạn giấy phép, giấy chứng nhận, văn bản chấp thuận, thời hạn kiểm tra duy trì.
- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, tổ chức đánh giá sự phù hợp chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của thông tin, tài liệu, hình ảnh, hồ sơ cung cấp cho cơ quan cấp phép. Việc kiểm tra đánh giá thực tế sẽ được thực hiện sau khi các địa phương kiểm soát được thiên tai, dịch bệnh theo quy định của pháp luật; thực hiện thu hồi ngay giấy phép đối với trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm quy định pháp luật và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật).
Trường hợp không đáp ứng điều kiện, cơ sở thực hiện khắc phục; sau khi khắc phục có văn bản thông báo đến Chi cục Thủy sản để tổ chức kiểm tra nội dung đã khắc phục.
Bước 4: Cấp chứng nhận
- Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện: Trường hợp cơ sở đáp ứng điều kiện, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra, Chi cục Thủy sản cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 04 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 37/2024/NĐ-CP. Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
- Trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chi cục Thủy sản cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu số 04 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 37/2024/NĐ-CP. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
Bước 5: Trả kết quả: Đến hẹn, tổ chức/cá nhân mang phiếu hẹn đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Bến Tre (trong giờ hành chính) để nhận kết quả hoặc nhận kết quả qua đường Bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có nhu cầu).
* Trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện:
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chi cục Thủy sản cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu số 04 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 37/2024/NĐ-CP. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
* Trường hợp cấp mới:
Tên giấy tờ | Mẫu đơn, tờ khai | Số lượng |
---|---|---|
Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 37/2024/NĐ-CP | Mẫu số 01.docx |
Bản chính: 1 Bản sao: 0 |
Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, kỹ thuật của cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản theo Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 37/2024/NĐ-CP | Mẫu số 02.docx |
Bản chính: 1 Bản sao: 0 |
* Trường hợp cấp lại:
Tên giấy tờ | Mẫu đơn, tờ khai | Số lượng |
---|---|---|
Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 37/2024/NĐ-CP | Mẫu số 01.docx |
Bản chính: 1 Bản sao: 0 |
Tài liệu chứng minh nội dung thay đổi đối với trường hợp thay đổi thông tin có liên quan đến tổ chức, cá nhân |
Bản chính: 1 Bản sao: 0 |
|
Bản chính Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản đã được cấp, trừ trường hợp Giấy chứng nhận bị mất |
Bản chính: 1 Bản sao: 0 |
File mẫu:
Tổ chức, cá nhân sản xuất giống thuỷ sản được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ sản xuất phù hợp với loài thuỷ sản; có nơi cách ly theo dõi sức khoẻ giống thuỷ sản mới nhập (Hệ thống xử lý nước cấp, nước thải và hệ thống ao, bể, lồng bè bảo đảm yêu cầu kiểm soát chất lượng và an toàn sinh học; khu chứa trang thiết bị, nguyên vật liệu bảo đảm yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất, nhà cung cấp; khu sinh hoạt bảo đảm tách biệt với khu vực sản xuất, ương dưỡng; Trang thiết bị bảo đảm yêu cầu về kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học; thiết bị thu gom và xử lý chất thải không ảnh hưởng xấu đến khu vực sản xuất, ương dưỡng);
- Có nhân viên kỹ thuật được đào tạo về nuôi trồng thuỷ sản, bệnh học thuỷ sản hoặc sinh học;
- Áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học (Phải xây dựng và áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng, kiểm soát an toàn sinh học bao gồm các nội dung: Nước phục vụ sản xuất, ương dưỡng; giống thủy sản trong quá trình sản xuất; vệ sinh, thu gom và xử lý nước thải, chất thải; tiêu hủy xác động vật thủy sản chết hoặc nhiễm các bệnh phải tiêu hủy; kiểm soát giống thủy sản thoát ra môi trường bên ngoài, động vật gây hại xâm nhập vào cơ sở; thức ăn, thuốc, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản).